Top 1 công nghệ lò hơi không được tham gia tín chỉ carbon năm 2025

Những công ty sử dụng lò hơi có khí thải đầu ra dạt sẽ được bán tín chỉ carbon cho những công ty có khí thải đầu ra không đạt.

Top 1 công nghệ lò hơi không thể tham gia thí điểm tín chỉ carbon vào năm 2025:

Công nghệ lò hơi xử lý bụi bằng buồng lắng
lo-hoi-khong-the-giam-gia-tin-chi-carbon quy-trinh-cong-nghe-lo-hoi-khong-the-tham-gia-tin-chi-carcon.

Lò sẽ không bền nếu chạy tải thấp liên tục, để tối ưu điều đó thì nâng nhiêt độ lên cao vì thế chi phí đầu tư cũng sẽ cao.

Bên cạnh đó lò hơi còn ảnh hưởng về nồng độ bụi đầu ra của khói thải.

Có nhiều người nghĩ nếu mua lò 10 tấn chạy tầm 4-5 tấn thì không bị gì. Vậy những lúc ăn nên làm ra thì sao?

Hầu hết đối tác lớn của các nhà máy họ sẽ để ý đến việc cấp hơi và khí thải đầu ra, nếu khí thải không đạt thì đây cũng là một sự mất cạnh tranh với bạn hàng của mình.

Sắp tới Bộ Tài Nguyền Và Môi Trường đã ra quyết định mới về thí điểm tín chỉ carbon vào năm 20252028 chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Vậy các công nghệ nào sẽ được áp dụng cho lò hơi đạt theo cột B của QCVN?

Sâu đây là một số công nghệ được áp dụng và cho ra nồng độ bụi đạt theo cột B của QCVN 22:

cong-nghe-lo-hoi-dat-tin-chi-carbon

Sau đây là một dự án nhỏ điển hình về quá trình lắp đặt hệ thống lọc bụi túi vải cho lò hơi được Dương Nguyễn thi công lắp đặt và để xem thêm những dự án khác quý Khách Hàng vui lòng truy cập và Youtube của chúng tôi:

Trên thị trường hiện này có nhiều đơn vị làm hệ thống lọc bụi túi vẫn còn đang rất hoang mang về vấn đề cháy túi, quá nhiệt túi, bệt túi, trở lực túi lớn bởi vì họ mê giá rẻ và chọn những đơn vị cung cấp túi không có kinh nghiệm về lò hơi, do tính chất bụi mỗi ngành nghề mỗi khác, mỗi loại nhiên liệu đốt đã là mỗi khác rồi nên không ai giỏi được nhiều thứ vì vậy cần nhiều thời gian để đối chất và tìm hiểu để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.

chay-tui-loc-bui-va-bet-tui-loc-bui-duong-nguyen tui-loc-bui-qua-nhiet-duong-nguyen

Dương Nguyễn đã và đang kết hợp cung cấp và chế tạo hệ thống với một số công ty lò hơi Top1 tại Việt Nam, sự thành công khi có sự kết hợp với những người giỏi đầu ngành đó là kết quả đo khí thải đạt theo cột B của QCVN 22 đối với lò hơi. Điều đó đã khiến chúng tôi đạt được nhiều thành tưu ở các dự án lớn như Ajinomoto, Hyosung, SSG…v.v.. kể cả các dự án xuất khẩu khác.

Ngoài lò hơi chúng tôi còn thành công trong lĩnh vực lò đốt rác thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp, với tiêu chuẩn cao hơn là QCVN 30, để làm được điều đó chúng tôi loại các đơn vị chế tạo lò đốt có công nghệ không phù hợp. Cho đến thời điểm này chúng tôi đã làm rất nhiều khách hàng hàng lòng và khách hàng quay lại mua hàng trên 80%. Với TẦM NHÌN – SỨ MỆNH – GIÁ TRỊ CỐT LÕI của DƯƠNG NGUYỄN không chỉ dừng lại ở việc bán hàng mà DƯƠNG NGUYỄN cũng là cầu nối thành công nhiều phi vụ cho đối tác của mình.

Sau đây là một số dự án tiêu biểu:

he-thong-loc-bui-tui-cong-nghiep he-thong-loc-bui-tui-duong-nguyen he-thong-loc-bui-tui-cho-lo-hoi-tan-soi he-thong-loc-bui-tui-duong-nguyen-chat-luong-full-option he-thong-loc-bui-tui-lo-hoi-dot-da-nhien-lieu. He-thong-loc-bui-tui-vai-lo-hoi-dot-da-nhien-lieu-12-tph he-thong-loc-bui-tui-cho-lo-hoi-dot-da-nhien-lieu-5tph he-thong-loc-bui-tui-lo-hoi-dot-tra

Dự kiến trong tương lai, mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 10,8 triệu tín chỉ carbon tự nguyện được cung cấp, đi kèm với nhu cầu trao đổi, mua bán lớn. Việc hình thành thị trường carbon giúp nước ta nắm bắt được những cơ hội trong giảm phát thải carbon một cách hiệu quả, tăng khả năng tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế.

Tại Hội thảo tham vấn Xây dựng và vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện tại Việt Nam, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, Việt Nam hiện đang xây dựng Đề án phát triển thị trường carbon trong nước, tập trung vào giao dịch bắt buộc của việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính của các doanh nghiệp và trao đổi trong thị trường carbon trong nước, định hướng kết nối với thị trường quốc tế.

Để triển khai lộ trình này cần có sự chuẩn bị kỹ càng về hạ tầng, kỹ thuật, năng lực kiểm kê và báo cáo của doanh nghiệp. Theo đó, cả nước có 1.912 doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính và đáp ứng hạn ngạch phát thải.

Dự thảo Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” được xây dựng trên cơ sở Nghị định 06/2022/NĐ-CP. Theo đó, từ nay đến hết năm 2027, nước ta tập trung xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon; Dự kiến đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Các chuyên gia cho rằng, việc thành lập thị trường tín chỉ carbon là định hướng quan trọng để Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào 2050. Việt Nam là một thị trường phát triển tiềm năng trên thế giới, tuy nhiên, để huy động vốn đầu tư FDI thì doanh nghiệp Việt Nam và chuỗi cung ứng phải chuyển dịch theo hướng xanh, bền vững.

Trưởng ban Tư vấn xây dựng và vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện Nguyễn Hồng Loan cho biết, có 4 cơ chế tín chỉ là: Cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế tín chỉ chung (JCM), Tiêu chuẩn vàng (GS), cơ chế carbon được thẩm định (GCS). Tổng lượng tín chỉ phát hành tín chỉ này ở Việt Nam đến tháng 12/2022 là hơn 40 triệu tín chỉ. Ngoài ra, có khoảng 50 dự án phát hành tín chỉ carbon theo cơ chế của Hội đồng carbon toàn cầu (GCC) đã được đệ trình.

Theo xu hướng thực hiện mục tiêu Net Zero, nhu cầu tín chỉ carbon tự nguyện trên thế giới đang tăng lên trong thời gian gần đây, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Các dự án tín chỉ carbon tại Việt Nam hầu hết được thực hiện thông qua hợp đồng mua trước, nghĩa là bên có nhu cầu sẽ đặt hàng. Hiện nay, không có tín chỉ được ban hành sẵn để giao dịch trên sàn.

Theo Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường có vai trò chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan tổ chức vận hành thí điểm và vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon phục vụ quản lý và theo dõi, giám sát thị trường này; quy định các hoạt động kết nối sàn giao dịch tín chỉ carbon trong nước với thị trường khu vực và thế giới; quy định thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon; xây dựng tài liệu tuyên truyền, thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực cho các đối tượng tham gia thị trường carbon.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chất thải phải thực hiện trách nhiệm cung cấp số liệu thông tin liên quan đến phục vụ kiểm kê khí nhà kính; tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính và xây dựng báo cáo kiểm kê định kỳ 2 năm 1 lần từ năm 2024 trở đi. Đồng thời, các doanh nghiệp này phải xây dựng, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn từ 2023-2025 phù hợp điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

Thống kê của Công ước khung Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu chỉ ra rằng, thị trường Việt Nam có khoảng gần 40 triệu tín chỉ carbon. Tuy nhiên, với thông tin tiếp cận về thị trường còn hạn chế, nhiều lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu, khả năng chuyển đổi xanh còn chậm.

Trên thực tế, số tín chỉ carbon của Việt Nam cao hơn 40 triệu, bao gồm các loại hình như rừng, biển, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng… đều tạo ra tín chỉ carbon. Hiện nay, tình trạng phát thải carbon tại Việt Nam cao hơn nhiều nước trên thế giới, nên để giảm phát thải, nhu cầu hấp thụ carbon ở Việt Nam cũng rất cao.Tại Việt Nam, thị trường carbon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương.

Việc các quốc gia, trong đó có Việt Nam, thực hiện cắt giảm khí nhà kính hướng theo các cam kết khí hậu trước đây và đặc biệt là mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 theo thỏa thuận chung tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), đã hình thành thị trường carbon, nơi các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu đã cam kết.

Nguồn bài viết: https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/den-nam-2028-se-van-hanh-chinh-thuc-san-giao-dich-tin-chi-carbon.html

Để chọn được phụ tùng và giải pháp chất lượng quý Khách Hàng vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin sau để được tư vấn:

?Công Ty TNHH TM Dương Nguyễn
?MST:0316320599
☎SDT: 0938 434 195
?website: duongnguyen.vn
?Email: info@duongnguyen.vn – toandp@duongnguyen.vn
?Địa Chỉ ShowRoom: Khu biệt thự Khang Điền, Số 249 Đường 25, KP6, Phường Phước Long B, Thành Phố Thủ Đức, TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *