Hoa Kỳ công bố hợp đồng thi công xây lắp trị giá 29 triệu đô la dành cho một công ty của Việt Nam để bắt đầu giai đoạn tiếp theo của dự án xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa.
USAID đang hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để xử lý khoảng 500.000 mét khối đất và trầm tích nhiễm dioxin ở trong và quanh Sân bay Biên Hòa. Dự án xử lý dioxin tại khu vực Sân bay Biên Hòa sẽ xử lý khối lượng đất và trầm tích gấp gần 4 lần so với dự án xử lý dioxin tại Sân bay Đà Nẵng.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố một hợp đồng mới trị giá gần 29 triệu đô la trong khuôn khổ dự án xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa. USAID đã trao thầu cho công ty của Việt Nam là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA E&C hợp đồng thi công xây lắp được thực hiện trong 4 năm. Đây là hợp đồng lớn nhất của USAID được trao cho một tổ chức của Việt Nam trong bối cảnh chúng tôi đã và đang nỗ lực nâng cao năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe môi trường.” Theo hợp đồng này, công ty VINA E&C sẽ hoàn thành việc đào xúc đất và trầm tích ô nhiễm tại khu vực sân bay và chuẩn bị sẵn sàng cho công tác xử lý.
Vào Tháng 6/2022, USAID hoàn thành xử lý khu vực đầu tiên là hồ Cổng 2. Chính phủ Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ mất 10 năm để hoàn thành dự án này với chi phí ước tính của dự án là 450 triệu đô la. Đến nay, Chính phủ Hoa Kỳ đã đóng góp 163,25 triệu đô la trong tổng số 300 triệu đô la dự kiến sẽ đóng góp.
Năm 2023, Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong những thập kỷ qua để vượt qua những vấn đề tồn lại sau chiến tranh là một minh chứng nữa về sự hợp tác chiến lược cùng nhau của Hoa Kỳ và Việt Nam để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân hai nước.
Sân bay Biên Hòa là nơi lưu trữ và chiết nạp chất da cam chính trong thời gian chiến tranh Việt Nam và là điểm nóng dioxin lớn nhất còn lại tại Việt Nam. Năm 2016, theo kết quả đánh giá do USAID thực hiện tại Biên Hòa, khối lượng đất nhiễm dioxin cần xử lý là gần 500.000 mét khối. Được khởi động năm 2019, dự án Xử lý dioxin khu vực sân bay Biên Hoà đang thực hiện xử lý đất nhiễm dioxin nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm cho những người trong sân bay cũng như đối với các cộng đồng xung quanh, đồng thời khôi phục đất để sử dụng đầy đủ công năng. Dự án này là nỗ lực quan trọng trong ưu tiên chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về khắc phục những gì còn tồn lại sau chiến tranh và mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa hai quốc gia trong tương lai.
Trong năm 2020, USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam hợp tác thu thập và phân tích dữ liệu về địa hình, dữ liệu nền về điều kiện môi trường và mức độ ô nhiễm của đất để thiết kế chi tiết hoạt động đào xúc và xử lý. Nhờ phân tích này, USAID đã bắt đầu thực hiện hoạt động đào xúc vào tháng 12/2020 ở các khu vực có mức độ ô nhiễm gây rủi ro cao về sức khỏe và môi trường do vị trí gần các cộng đồng dân cư sống quanh khu vực sân bay. USAID đang cô lập an toàn đất đào xúc ô nhiễm nồng độ thấp tại khu lưu chứa dài hạn và đất ô nhiễm nồng độ cao tại khu lưu chứa ngắn hạn để tiến hành xử lý. Tháng 12/2022, USAID trao thầu hợp đồng 5 năm về thiết kế, thi công và vận hành hệ thống xử lý để bắt đầu xử lý 111.170 mét khối đất ô nhiễm nồng độ cao đầu tiên.
Năm 2021, USAID hoàn thành công tác xử lý khu vực Hồ Cổng 2 ngoài sân bay và trao trả lại phần đất này cho cộng đồng địa phương để sử dụng vào mục đích vui chơi giải trí của cộng đồng. Năm 2022, USAID hoàn thành xử lý khu vực đầu tiên trong sân bay (khu vực Tây Nam) và kỷ niệm dấu mốc quan trọng này với việc xây dựng một công viên do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ trên chính khu đất mới được làm sạch.
Dự án tại sân bay Biên Hòa tiếp nối sự hợp tác thành công của USAID trong việc xử lý đất ô nhiễm tại sân bay Đà Nẵng, giúp mở rộng diện tích sân bay. Khối lượng cần xử lý tại sân bay Biên Hòa gấp gần bốn lần khối lượng xử lý tại sân bay Đà Nẵng và là dự án xử lý dioxin lớn nhất từng được thực hiện.
Quan hệ đối tác bền chặt giữa USAID và Chính phủ Việt Nam trong công tác xử lý dioxin, được hun đúc qua 10 năm hợp tác trong dự án tại sân bay Đà Nẵng, đang tạo ra sự trơn tru trong quá trình liên lạc, chia sẻ thông tin và cùng đưa ra quyết định về lập kế hoạch và triển khai dự án tại Biên Hòa. Bên cạnh đó, các đối tác địa phương đã tích lũy được những kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về phương pháp làm việc an toàn trong môi trường ô nhiễm cao, trong đó bao gồm cả các kỹ thuật lấy mẫu..
Theo ước tính, dự án Biên Hòa sẽ cần 10 năm để hoàn thành với kinh phí lên tới 450 triệu đô la. Đóng góp của Chính phủ Hòa Kỳ cho tới hiện tại là 218,25 triệu đô la, trong đó có 90 triệu đô la ngân sách của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, bên cạnh phần ngân sách đóng góp của Chính phủ Việt Nam.
Nguồn: https://www.usaid.gov