Xi lanh khí nén là gì?
Xi lanh khí nén hay còn gọi là ben khí nén, xi lanh khí là một thiết bị cơ học, sử dụng sức mạnh của khí nén để tạo ra lực cung cấp cho chuyển động. Xi lanh khí nén giúp chuyển hóa năng lượng của khí nén thành động năng, Áp của khí nén và lưu lượng khí nén tác dụng làm piston của xi lanh chuyển động, thông qua đó truyền động đến thiết bị hoạt động.
Cấu tạo của xi lanh khí nén
Xi lanh khí nén có cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau:
- Thân trụ (barrel)
- Piston
- Trục piston (piston rod)
- Lỗ cấp khí (cap-end port)
- Lỗ thoát khí (rod-end port)
Hành trình mà trục piston có thể di chuyển ( được gọi là cylinder stroke) là đơn vị được thiết kế theo yêu cầu phù hợp của khách hàng.
Phân loại xi lanh khí nén:
Xi lanh khí nén 1 chiều: Khi cấp khí nén vào xi lanh thì piston đi hết hành trình, khi không cấp khí nén nữa piston sẽ tự động lùi về hết hành trình nhờ vào lò xo. Thông thường, khi sử dụng xi lanh khí nén 1 chiều, người ta sử dụng van điện từ khí nén 3/2 (van điện từ 3 cửa 2 vị trí) để điều chỉnh dòng khí nén.
Xi lanh khí nén 2 chiều: Xi lanh khí nén 2 chiều sử dụng lực đẩy của khí nén để tác động đẩy ra và rút lại. Lực đẩy piston được sinh ra từ cả 2 phía, bởi vậy cấu tạo của xi lanh khí nén 2 chiều có 2 lỗ để cung cấp khí nén. Với loại xi lanh khí nén 2 chiều này, người ta sử dụng van điện từ loại 4/2, 5/2 hoặc 5/3 để điều khiển.
Cách chọn xi lanh khí nén như thế nào?
Trọng quá trình chọn xi lanh khí nén khách hàng còn gặp rất nhiều khó khăn
Điều đầu tiên chúng ta phải xác định được kích thước của hành trình của xi lanh
Sau đó ta dò trong catalogue của nhà cung cấp và tính như sau:
- Ví dụ tổng chiều dài xi lanh ở trạng thái chưa hoạt động thì ta có công thức A+ Stroke (hành trình):
Chiều dài xi lanh được tra trong catalogue là 200mm và hành trình mong muốn là 100mm thì ta lấy 200+100=300mm
- Ví dụ tổng chiều dài khi xi lanh thụt ra hết hành trình thì ta có công thức A +Stroke( hành trình) + Stroke( hành trình):
Chiều dài xi lanh được tra trong catalogue là 200mm và hành trình mong muốn là 100mm thì lần này ta tính như sau:200+100+100=400mm
Cách tính toán thông số xi lanh khí nén:
Chú thích:
D: Đường kính của piston(bore size)
P: Áp suất khí nén cấp vào kg/
Ví dụ:
Để có thể nâng được một vật lới lực F = 700N và cao 250mm thì ta phải chọn xi lanh nào?
Ta làm tròn chọn đường kính piston(bore size): 40 mm
- Chọn piston (….)40×250
Tuỳ hãng mà mã đầu sẽ khách nhau:
- Emerson : CVI-PRA-DA-40-0250
- SBFEC: SD 40 250
- AIRTAC: SC 40 250
Cách tính lực đẩy cho xi lanh dựa vào áp suất của khí nén như thế nào?
F = P x A
Chú thích:
F: Lực của cylinder
P: Áp suất khí nén cấp vào kg/
A: Diện tích của piston
Ví dụ:
Ta có đường kính Bore size(đk piston) là 100mm và Rod zize(đường kính ty) là 25mm sử dụng áp 6 kg/ để điều khiển, vậy Cylinder này đẩy được bao nhiêu kg?
Cylinder này đẩy được lực 471 kg với áp suất 6bar
Những phụ kiện sau sẽ đi cùng với xi lanh để thành trọn bộ một xi lanh có thể hoạt động:
1.Cảm biến từ xi lanh
Nếu xi lanh hoạt động trong hệ thống tự động thì cảm biến từ xilanh là bộ phận quan trọng luôn đi đôi với xi lanh khí nén, và điều kiện để xi lanh dùng được cảm biến từ là xi lanh đó phải có từ (nam châm từ), Cảm biến hành trình xilanh gắn trên thân xilanh dùng để cảm biến vị trí piston
2.Van tiết lưu là gì?
Nếu bạn muốn điều chỉnh được lưu lượng khí nén trong đường ống hoặc tại một vị trí cửa vào, cửa xả của các thiết bị trong hệ thống thì bạn sử dụng giải pháp nào để tiết kiệm? Đó là sử dụng van tiết lưu hay còn gọi là khớp nối khí nén tiết lưu.
Tùy theo nhu cầu mà khách hàng có thể sử dụng:
- Tiết lưu 2 đầu ống: Là loại cút nối nhanh 2 dây ống hơi khí nén cùng phi do thiết kế đầu có khớp nối nhanh. Núm vặn chỉnh lưu lượng hơi được lắp ở giữa giúp điều chỉnh lượng hơi đi qua ố
- Tiết lưu 1 đầu ống: Là loại có 1 đầu nối nhanh với ống hơi, 1 đầu nối ren với size ren từ m5, 10, 13, 17, 21,27 và 1 núm vặn chỉ
- Tất cả các co tiết lưu đều có thân làm bằng nhựa và núm vặn chỉnh được làm bằng đồ Kích cỡ phù hợp với tất cả đường kính ống hơi thông dụng: 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16.
3.Đầu nối nhanh là gì?
Khớp nối nhanh giúp kết nối các đường ống dẫn khí nén lại với nhau hoặc đường ống khí với các thiết bị xi lanh, van, điều áp hay bộ lọc để tạo nên 1 vòng truyền dẫn khí khép kín, hiệu quả và không rò rỉ.
Đặc biệt, nhờ không rò rỉ khí nén mà hệ thống có thể cải thiện mức độ tổn hao áp suất, tổn hao lưu lượng. Bên cạnh đó, việc sử dụng hợp lý các co nối còn giúp đơn giản hóa hệ thống khí, người dùng có thể phân chia, bố trí đường ống dẫn theo ý muốn.
Co nối thường được làm bằng đồng, nhựa, inox… Những chất liệu này có giá thành rẻ, độ kháng ăn mòn và oxi hóa tốt, chống chịu áp suất và nhiệt cao. Trong một số hệ thống có chế độ làm việc khắc nghiệt thì kỹ sư ưu tiên sử dụng loại khớp nối bằng inox, thép không rỉ để tăng độ chắc chắn với các vòng bi bên trong.
Những yếu tố giúp bạn có thể chọn được cút nối khí nén phù hợp: Vị trí lắp đặt, kích thước của ống dẫn khí, môi trường làm việc, nhiệm vụ của nó (nối ống hay nối thiết bị hoặc phân chia hơi), giá thành của sản phẩm, trọng lượng và màu sắc, hãng sản xuất và địa chỉ phân phối gần nhất.
Làm cách nào để chọn phụ tùng phù hợp với thiết bị của bạn?
Để tránh gặp vấn đề về kết nối với thiết bị của bạn đầu tiên bạn cần phải xác định được kích thước ren của thiết bị theo tiêu chuẩn gì? Và đầu nối ống khí nén kích thước bao nhiêu?
4.Tiêu âm giảm thanh khí nén là gì?
Trong quá trình vận quá trình nạp và xả khí diễn ra liên tục, yếu điểm lớn nhất ở đây là việc gây ra tiếng ồn lớn khi lượng khí nén được đẩy ra ngoài môi trường. Trong các hệ thống luôn cần độ hoạt động ổn định và êm ái, chính vì thế để khắc phục nhược điểm này phụ kiện tiêu âm giảm thanh được ra đời và lắp đặt đi kèm với bộ điều khiển khí nén.
Công Ty TNHH Dương Nguyễn là đơn vị Tư Vấn – Thiết Kế uy tín lâu năm từng thực hiện nhiều dự án hệ thống lọc bụi công nghiệp, hệ thống hút bụi công nghiệp, hệ thống thu hồi bụi lớn trên toàn quốc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế hệ thống thu hồi bụi hiệu năng cao với giá thành hợp lý nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.